Giai thọai về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
1. Chuyện Địa Lý: Giai thọai về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Khỏang cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có một nông dân đến ngụ cư trong làng,...vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể.
Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số ngàn.
Vì mới đến ngụ cư, không có địa vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng cũng chỉ đơn sơ và vội vàng.
Ngôi mộ
Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi hài ông đến “Bến Đẻ” thì trời đã về chiều, mà nơi này có tiếng nhiều cọp, nên khi dân đinh đang khiêng thi hài ông từ bến đậu thuyền tiến vào núi, bỗng có nhiều tiếng cọp gầm gừ quanh vùng. Dân đinh sợ quá vội hạ xuống cùng nhau hối hả đào một huyệt cạnh đường mòn, nhưng đào chưa xong thì tiếng gầm thét của chúa sơn lâm càng rền vang đâu đó, 4 dân đinh khiếp đảm liền đặt thi hài ông xuống huyệt còn quá cạn rồi lấp đất qua loa, đọan vội vã cùng nhau co giò chạy về bến xuống thuyền chèo về nhà, định bụng sáng hôm sau sẽ trở lại sửa sang lại chu đáo hơn kẻo tội nghiệp người quá cố.
Qua hôm sau, số dân đinh này chèo thuyền trở lại, thì lạ thay, ngôi mộ chiều hôm trước mới lấp qua loa chưa thành nấm, nay đã hóa thành một gò đất tròn trịa do mối tạo lên lớn bằng một căn nhà. Các bậc lão thành trong làng và lân cận nghe tin, lũ lượt đến xem và đều cho là ngôi mộ thiên táng.
Nhưng rồi câu chuyện cũng theo thời gian đi và quên lãng, không ai lưu tâm bàn tán gì đến nữa. Mỗi lần ai đi ngang qua ngôi mộ này cũng không còn để ý đến một gò đất cây cỏ um tùm vì không người viếng thăm săn sóc từ năm này qua năm khác.
Cụ Ngô Đình Khả
Ông cụ qua đời, để lại cậu con trai côi cút mới lên 8, mặt mũi rất khôi ngô dĩnh ngộ, nên được vị cố đạo Thiên Chúa ở xứ đạo Mỹ Phước cạnh làng Đại Phong nhận đem về nuôi cho ăn học. Cậu bé đó là cụ Ngô Đình Khả sau này đó.
Sau này, cậu bé được cho ra Hanoi học, thi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn Đông Pháp, được bổ làm thông phán tại tòa Thống sứ Bắc Kỳ tại Hanoi (trường này giống học viện hành chánh bây giờ).
Theo thông lệ xưa, hễ ai được nhà nước bảo hộ hay Nam triều bộ nhậm chức tước gì thì đều được nhà nước, thông tư về nguyên quán và ban hội tề làng phải tổ chức lên tỉnh rước sắc bằng về làng, nhằm làm tăng vinh dự cho người được bổ nhậm, thường gọi là “tư án quán”. Tại làng, người nào có phẩm hàm cao thì được làng cấp phần ruộng tốt giao cho thanh nhân canh tác.
Nhưng khi được nhà nước bảo hộ ở Ha nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này, trong khi làng này chỉ có những quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi.
Do sự khước từ trên, cu Ngô Đình Khả giận làng Đại Phong, sau đó cụ kết hôn với một thiếu nữ trâm anh ở làng Phú Cam gần kinh đô Huế và nhận làm công dân của làng này.
Sau này cụ Ngô Đình Khả chuyển cái ngạch Nam triều rồi lần lượt thăng tiến trên đường họan lộ, đến triều vua Thành Thái ngài thăng chức Thượng thơ bộ Học, Hiệp ta Đại học sĩ.
Dân làng Đại Phong lúc bấy giờ hối tiếc việc không thừa tiếp một công dân anh tài vẻ vang cho làng xóm, nên đã cùng nhau vào Huế xin tạ lỗi và thỉnh cầu được tiếp nhận cụ về làng, được cụ chấp thuận. từ đó, cụ là công dân làng Đại Phong. Cụ đã góp công xây dựng ngôi đình làng Đợi to lớn và ngôi nhà thờ nguy nga hiện nay vẫn còn.
Gái và trai
Cụ Ngô Đình Khả sinh được 2 gái và 6 trai: hai gái là bà cụ Cả Lễ và bà cụ Ấm, 6 trai là cụ nguyên tổng đốc tỉnh Quảng Nam Ngô Đình Khôi, Đức tổng Giám mục Ngô đình Thục, nguyên tổng thống đệ nhứt VNCH Ngô Đình Diệm, nguyên cố vấn Ngô Đình Nhu, nguyên đại sứ VNCH tại Anh quốc Ngô Đình Luyện và nguyên cố vấn cao nguyên trung nguyên Trung phần Ngô Đình Cẩn.
Năm 1936, cụ bà Ngô Đình Khả cùng các con gồm các ông Ngô Đình Khôi, Đức cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (vắng mặt ông Ngô Đình Luyện có lẽ du học ngọai quốc) về làng Đại Phong thăm làng. Trước khi về làng, cụ bà và các con đến Bến Đẻ viếng mộ cọ cố Tam Đại Tổ.
Chạm long mạch
Năm 1938, ông Paul Ngọc, một nhà kinh doanh khai khẩn đất hoang nguyên quán Đồng Hới được phép khai khẩn đồn điền Ba Canh (tả ngạn sông Kiến Giang song song với vùng núi Bến Đẻ, Bến Trấm), ông này vô tình cho đào một con mương dẫn nước vào đồn điền để canh tác đã chạm phải long mạch của ngôi mộ thiên táng của nhà họ Ngô Đình kể trên và tai nạn đã đưa đến nho nhà họ Ngô là:
- Thượng thơ bộ Lại của triều đình Huế Ngô Đình Diệm bị hòang đế Bảo Đại cất chức thượng thơ thu hồi tất cả phẩm trật và huy chương vì đã chống đối lệnh hòang đế.
- Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi phải bị rắc rối một thời gian vì đã chống đối gây sự bất hòa với viên phó tòan quyền Đông Pháp Nouailletas.
Năm 1944, ông Paul Ngọc được chuyên viên canh nông Nhật bổn yểm trợ khuếch trương đào các con kinh dẩn thủy trong đồn điền Ba Canh của ông, vô tình đã chạm vào long mạch của ngôi mộ kể trên, nên lại một lần nữa gây đại nạn cho nhà họ Ngô là:
- Ông Ngô Đình Khôi và con trai đầu lòng là Ngô Đình Huân bị chính quyền VM bắt và thủ tiêu sau cuộc cách mạng mùa thu 1945.
- Ông Ngô Đình Diệm cũng bị chính quyền VM bắt giam nhưng đã trốn thóat bôn đào ra ngọai quốc.
Hàn lại long mạch
Nhưng nhờ thời gian Đồng minh đánh Nhật và VN chống Pháp, mọi công tác tại đồn điền này đều phải đình chỉ, các kinh đào dẫn thủy nhờ thời gian qua đã lấp lại hết. Long mạch đã được hàn gắn lại nên vận số nhà họ Ngô lại phục hưng bột phát hơn trước:
- Tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh rồi trở thành vị tổng thống sáng lập nền đệ nhất cộng hòa VN.
- Cùng lúc, bào đệ là ông Ngô Đình Nhu nắm giữ chức cố vấn nòng cốt của chế độ, ông Ngô Đình Luyện giữ chức đại sứ VNCH tại Anh Quốc, ông Ngô Đình Cẩn trở nên vị lãnh chúa của miền Trung. Còn Đức Cha Ngô Đình Thục lên chức Tổng Giám Mục và có thể sẽ là vị Hồng Y đầu tiên của Công Giáo tại VNCH.
Lại chạm Long Mạch
Nhưng vào khỏang năm 1960-1962, chế độ miền Bắc bắt đầu đặt nặng công cuộc yểm trợ tận lực cho Mặt trận Giải Phóng miền Nam được Trung Cộng viện trợ xây đắp xa lộ từ Bắc vào Đồng Hới qua Hậu Hùng, Mỹ Đức đến vùng đồn diền Ba Canh tiến sát vĩ tuyến 17 và vùng Ba Canh trở thành căn cứ sản xuất và bổ túc vủ khí để chuyển vào Nam. Họ đào những đường hầm sâu để đặt cơ xưởng dưới lòng đất hầu tránh oanh kích đã làm đứt hẳn long mạch của ngôi mộ thiên táng nhà họ Ngô tại Bến Đẻ. Sự kiện này đưa đến đại nạn cho tòan thể gia đình họ Ngô Đình vào mùa đông năm 1963 như chúng ta đã rõ.Âu cũng là do thiên định cho sự kết phát của ngôi mộ kể trên phải chịu trong giai đọan đại biến này thôi. Rồi nếu hồng phúc của nhà họ Ngô Đình trời còn dành cho phần trường cửu hơn, thì biết đâu sau này lại có những sự kiện đưa đến hàn gắn lại long mạch để lớp hậu duệ nhà họ Ngô Đình tái phục hưng vĩ đại hơn nữa.
Về phương diện phong thủy, phải chăng ngôi mộ kể trên đã chung tú bới non sông hùng vĩ của huyện Lệ Thủy từ phía Nam có 3 hòn núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ và phía Tây có núi Đầu Mâu chung khí về biển Hạc Hải ờ phía Đông Bắc trải long mạch dựa theo sông Kiến Giang ngược lên Tróc Vực quy tụ vào ngôi mộ này kết phát đến tột đỉnh, Đế, Bá, Công, Hầu chăng ?
Kẻ viết giai thọai này chỉ là kẻ hậu sinh, nhờ được sinh sống ở quê hương từ thuở thiếu thời, được các bậc tiền bối truyền thọai lại mà thôi. Nay xin viết lại để mong chư hải nội tiền bối nhất là liệt quý vị cao niên đồng hương hiện ờ Miền Nam phủ chính lại cho, hầu xây dựng đích thực một sử liệu không những chỉ ở lãnh vực địa lý mà cả cho danh nhân chí của Việt Nam nữa ./.
Tây Đô tháng 10-1973.
Khỏang cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có một nông dân đến ngụ cư trong làng,...vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể.
Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số ngàn.
Vì mới đến ngụ cư, không có địa vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng cũng chỉ đơn sơ và vội vàng.
Ngôi mộ
Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi hài ông đến “Bến Đẻ” thì trời đã về chiều, mà nơi này có tiếng nhiều cọp, nên khi dân đinh đang khiêng thi hài ông từ bến đậu thuyền tiến vào núi, bỗng có nhiều tiếng cọp gầm gừ quanh vùng. Dân đinh sợ quá vội hạ xuống cùng nhau hối hả đào một huyệt cạnh đường mòn, nhưng đào chưa xong thì tiếng gầm thét của chúa sơn lâm càng rền vang đâu đó, 4 dân đinh khiếp đảm liền đặt thi hài ông xuống huyệt còn quá cạn rồi lấp đất qua loa, đọan vội vã cùng nhau co giò chạy về bến xuống thuyền chèo về nhà, định bụng sáng hôm sau sẽ trở lại sửa sang lại chu đáo hơn kẻo tội nghiệp người quá cố.
Qua hôm sau, số dân đinh này chèo thuyền trở lại, thì lạ thay, ngôi mộ chiều hôm trước mới lấp qua loa chưa thành nấm, nay đã hóa thành một gò đất tròn trịa do mối tạo lên lớn bằng một căn nhà. Các bậc lão thành trong làng và lân cận nghe tin, lũ lượt đến xem và đều cho là ngôi mộ thiên táng.
Nhưng rồi câu chuyện cũng theo thời gian đi và quên lãng, không ai lưu tâm bàn tán gì đến nữa. Mỗi lần ai đi ngang qua ngôi mộ này cũng không còn để ý đến một gò đất cây cỏ um tùm vì không người viếng thăm săn sóc từ năm này qua năm khác.
Cụ Ngô Đình Khả
Ông cụ qua đời, để lại cậu con trai côi cút mới lên 8, mặt mũi rất khôi ngô dĩnh ngộ, nên được vị cố đạo Thiên Chúa ở xứ đạo Mỹ Phước cạnh làng Đại Phong nhận đem về nuôi cho ăn học. Cậu bé đó là cụ Ngô Đình Khả sau này đó.
Sau này, cậu bé được cho ra Hanoi học, thi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn Đông Pháp, được bổ làm thông phán tại tòa Thống sứ Bắc Kỳ tại Hanoi (trường này giống học viện hành chánh bây giờ).
Theo thông lệ xưa, hễ ai được nhà nước bảo hộ hay Nam triều bộ nhậm chức tước gì thì đều được nhà nước, thông tư về nguyên quán và ban hội tề làng phải tổ chức lên tỉnh rước sắc bằng về làng, nhằm làm tăng vinh dự cho người được bổ nhậm, thường gọi là “tư án quán”. Tại làng, người nào có phẩm hàm cao thì được làng cấp phần ruộng tốt giao cho thanh nhân canh tác.
Nhưng khi được nhà nước bảo hộ ở Ha nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này, trong khi làng này chỉ có những quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi.
Do sự khước từ trên, cu Ngô Đình Khả giận làng Đại Phong, sau đó cụ kết hôn với một thiếu nữ trâm anh ở làng Phú Cam gần kinh đô Huế và nhận làm công dân của làng này.
Sau này cụ Ngô Đình Khả chuyển cái ngạch Nam triều rồi lần lượt thăng tiến trên đường họan lộ, đến triều vua Thành Thái ngài thăng chức Thượng thơ bộ Học, Hiệp ta Đại học sĩ.
Dân làng Đại Phong lúc bấy giờ hối tiếc việc không thừa tiếp một công dân anh tài vẻ vang cho làng xóm, nên đã cùng nhau vào Huế xin tạ lỗi và thỉnh cầu được tiếp nhận cụ về làng, được cụ chấp thuận. từ đó, cụ là công dân làng Đại Phong. Cụ đã góp công xây dựng ngôi đình làng Đợi to lớn và ngôi nhà thờ nguy nga hiện nay vẫn còn.
Gái và trai
Cụ Ngô Đình Khả sinh được 2 gái và 6 trai: hai gái là bà cụ Cả Lễ và bà cụ Ấm, 6 trai là cụ nguyên tổng đốc tỉnh Quảng Nam Ngô Đình Khôi, Đức tổng Giám mục Ngô đình Thục, nguyên tổng thống đệ nhứt VNCH Ngô Đình Diệm, nguyên cố vấn Ngô Đình Nhu, nguyên đại sứ VNCH tại Anh quốc Ngô Đình Luyện và nguyên cố vấn cao nguyên trung nguyên Trung phần Ngô Đình Cẩn.
Năm 1936, cụ bà Ngô Đình Khả cùng các con gồm các ông Ngô Đình Khôi, Đức cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (vắng mặt ông Ngô Đình Luyện có lẽ du học ngọai quốc) về làng Đại Phong thăm làng. Trước khi về làng, cụ bà và các con đến Bến Đẻ viếng mộ cọ cố Tam Đại Tổ.
Chạm long mạch
Năm 1938, ông Paul Ngọc, một nhà kinh doanh khai khẩn đất hoang nguyên quán Đồng Hới được phép khai khẩn đồn điền Ba Canh (tả ngạn sông Kiến Giang song song với vùng núi Bến Đẻ, Bến Trấm), ông này vô tình cho đào một con mương dẫn nước vào đồn điền để canh tác đã chạm phải long mạch của ngôi mộ thiên táng của nhà họ Ngô Đình kể trên và tai nạn đã đưa đến nho nhà họ Ngô là:
- Thượng thơ bộ Lại của triều đình Huế Ngô Đình Diệm bị hòang đế Bảo Đại cất chức thượng thơ thu hồi tất cả phẩm trật và huy chương vì đã chống đối lệnh hòang đế.
- Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi phải bị rắc rối một thời gian vì đã chống đối gây sự bất hòa với viên phó tòan quyền Đông Pháp Nouailletas.
Năm 1944, ông Paul Ngọc được chuyên viên canh nông Nhật bổn yểm trợ khuếch trương đào các con kinh dẩn thủy trong đồn điền Ba Canh của ông, vô tình đã chạm vào long mạch của ngôi mộ kể trên, nên lại một lần nữa gây đại nạn cho nhà họ Ngô là:
- Ông Ngô Đình Khôi và con trai đầu lòng là Ngô Đình Huân bị chính quyền VM bắt và thủ tiêu sau cuộc cách mạng mùa thu 1945.
- Ông Ngô Đình Diệm cũng bị chính quyền VM bắt giam nhưng đã trốn thóat bôn đào ra ngọai quốc.
Hàn lại long mạch
Nhưng nhờ thời gian Đồng minh đánh Nhật và VN chống Pháp, mọi công tác tại đồn điền này đều phải đình chỉ, các kinh đào dẫn thủy nhờ thời gian qua đã lấp lại hết. Long mạch đã được hàn gắn lại nên vận số nhà họ Ngô lại phục hưng bột phát hơn trước:
- Tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh rồi trở thành vị tổng thống sáng lập nền đệ nhất cộng hòa VN.
- Cùng lúc, bào đệ là ông Ngô Đình Nhu nắm giữ chức cố vấn nòng cốt của chế độ, ông Ngô Đình Luyện giữ chức đại sứ VNCH tại Anh Quốc, ông Ngô Đình Cẩn trở nên vị lãnh chúa của miền Trung. Còn Đức Cha Ngô Đình Thục lên chức Tổng Giám Mục và có thể sẽ là vị Hồng Y đầu tiên của Công Giáo tại VNCH.
Lại chạm Long Mạch
Nhưng vào khỏang năm 1960-1962, chế độ miền Bắc bắt đầu đặt nặng công cuộc yểm trợ tận lực cho Mặt trận Giải Phóng miền Nam được Trung Cộng viện trợ xây đắp xa lộ từ Bắc vào Đồng Hới qua Hậu Hùng, Mỹ Đức đến vùng đồn diền Ba Canh tiến sát vĩ tuyến 17 và vùng Ba Canh trở thành căn cứ sản xuất và bổ túc vủ khí để chuyển vào Nam. Họ đào những đường hầm sâu để đặt cơ xưởng dưới lòng đất hầu tránh oanh kích đã làm đứt hẳn long mạch của ngôi mộ thiên táng nhà họ Ngô tại Bến Đẻ. Sự kiện này đưa đến đại nạn cho tòan thể gia đình họ Ngô Đình vào mùa đông năm 1963 như chúng ta đã rõ.Âu cũng là do thiên định cho sự kết phát của ngôi mộ kể trên phải chịu trong giai đọan đại biến này thôi. Rồi nếu hồng phúc của nhà họ Ngô Đình trời còn dành cho phần trường cửu hơn, thì biết đâu sau này lại có những sự kiện đưa đến hàn gắn lại long mạch để lớp hậu duệ nhà họ Ngô Đình tái phục hưng vĩ đại hơn nữa.
Về phương diện phong thủy, phải chăng ngôi mộ kể trên đã chung tú bới non sông hùng vĩ của huyện Lệ Thủy từ phía Nam có 3 hòn núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ và phía Tây có núi Đầu Mâu chung khí về biển Hạc Hải ờ phía Đông Bắc trải long mạch dựa theo sông Kiến Giang ngược lên Tróc Vực quy tụ vào ngôi mộ này kết phát đến tột đỉnh, Đế, Bá, Công, Hầu chăng ?
Kẻ viết giai thọai này chỉ là kẻ hậu sinh, nhờ được sinh sống ở quê hương từ thuở thiếu thời, được các bậc tiền bối truyền thọai lại mà thôi. Nay xin viết lại để mong chư hải nội tiền bối nhất là liệt quý vị cao niên đồng hương hiện ờ Miền Nam phủ chính lại cho, hầu xây dựng đích thực một sử liệu không những chỉ ở lãnh vực địa lý mà cả cho danh nhân chí của Việt Nam nữa ./.
Tây Đô tháng 10-1973.
Post a Comment